
Soạn văn bài Động từ
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA CỦA ĐỘNG TỪ
Câu 1 +2 :
a.Các động từ :đi, đến, ra, hỏi
=>chỉ những hoạt động của viên quan.
b.Các động từ : lấy, làm, lễ.
=>chỉ những hoạt động mà vua Hùng nhắc đến.
c.Các động từ : treo,có, xem,cười, bảo, bán, phải,đề
=>Chỉ các hoạt động của sự vật.
Câu 3.
Điểm khác | Động từ | Danh từ |
Khả năng kết hợp (những từ đứng xung quanh) | Thường kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn.. => tạo thành cụm động từ | Không kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang… |
Khả năng làm vị ngữ | Động từ có chức năng chính làm vị ngữ trong câu. Động từ cũng có thể làm chủ ngữ nhưng ít hơn so với danh từ. | Danh từ có thể làm vị ngữ, tuy nhiên không phổ biến như động từ, khi làm VN phải có từ “là” đứng trước. |
II.CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH
Câu 1.
| Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau | Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau |
Trả lời câu hỏi Làm gì ? |
| Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng |
Trả lời câu hỏi Làm sao ? Thế nào ? | Dám, toan, định | Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu |
Câu 2.
-Động từ tình thái : cần, nên, phải, có thể, không thể…
-Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi Làm gì ?) : đánh, cho, suy nghĩ…
-Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao ? Thế nào?) : vỡ, bẻ, mòn, nhức nhối, bị, được…
III.LUYỆN TẬP
Câu 1.
-Động từ chỉ hành động : khoe, may, đem,đứng, đợi,đi, khen,thấy, hỏi, chạy, giơ, bảo.
-Động từ chỉ trạng thái : tức, tức tối
-Động từ tình thái : hay, chả, chợt, có, liền
Câu 2.
-Sự buồn cười : đối lập ở 2 động từ “đưa”>< “cầm”
+ “đưa” : trao cái gì đó từ mình cho người khác
+ “cầm”: nhận cái gì đó từ người khác về mình
=>Trong tình huống này, hai câu có ý nghĩ khác nhau nhưng cùng mục đích để cứu anh chàng keo kiệt => vì có thói quen “cầm” nên dù sắp chết đuối nhưng anh ta vẫn không chìa tay cho người đầu tiên. => cho thấy sự tham lam, keo kệt đến chết => gây cười.
BÌNH LUẬN