
Thể loại nhạc phổ biến dành cho Guitar.
Thể loại nhạc phổ biến dành cho
Guitar
Thể loại nhạc phổ biến dành cho Guitar – Âm nhạc
trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng khá đa dạng về thể loại. Mỗi loại
đều mang cho mình bản chất và nét đặc trưng riêng tùy theo sở thích của mỗi người
chúng ta. Đặc biệt là người đam mê Guitar, vậy thể loại nào được chơi phổ biến
nhất hiện nay, ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Phân loại theo chức năng bao gồm
các thể loại nhạc
Tình khúc – tình ca
Thiếu nhi, đồng dao và hát ru
Tôn giáo: thánh ca công giáo, phật giáo, nhạc phúc
âm,…
Quê hương đất nước: hành khúc, quốc ca, trường ca,
nhạc cách mạng, nhạc lính,…
Nhạc khiêu vũ dancesport
Soundtrack, nhạc phim, nhạc kịch, nhạc game,…
Ngâm thơ
Nhạc kịch
Nhạc sự kiện: Giáng sinh, Tết, đám cưới, tang lễ, mừng
sinh nhật,
Hầu hết người chơi Guitar đều có thể chơi được đa số
thể loại trên. Nhưng với 1 số thể loại nếu chỉ chơi riêng lẻ bằng guitar thì sẽ
không toát lên được bản chất của thể loại đó, mà cần có sự kết hợp với các loại
nhạc cụ khác như: piano, organ, trống… tạo thành một ban nhạc với bè phối chuẩn.
Pop ballad là dòng nhạc được chơi khá phổ biến hiện
nay chính nhờ giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu và dễ đi vào lòng người. Nhạc Pop có
đặc trưng riêng về phong cách nghệ thuật như nhịp phách hay một số đoạn trong
bài hát thường được lặp đi lặp lại một hay nhiều lần. Ca từ của nhạc Pop thường
nói về đề tài tình yêu, những cảm xúc thường nhật…Thể loại tình khúc hay tình
ca cũng thuộc dòng pop ballad và được nhiều bạn trẻ ngày nay chơi rất phổ biến
bằng đàn guitar. Họ có thể cover nhiều bài hát yêu thích bằng guitar, tiêu biểu
là fingerstyle hoặc đệm hát modern – là
thể loại nổi trội và ưa chuộng nhất khi học và chơi guitar.
Riêng dòng nhạc classic cổ điển thì đã có dòng
guitar acoustic cổ điển đặc trưng thuộc dành cho những ai đam mê dòng nhạc này
hoặc người muốn theo con đường chuyên nghiệp. Để theo đuổi dòng nhạc này, người
chơi cần đầu tư khá nhiều thời gian và công sức vì nó mang tính đặc thù. Một
tác phẩm âm nhạc cổ điển thường thể hiện sự phức tạp trong việc sử dụng dàn nhạc,
đối âm, hòa khí, nhịp điệu, ca từ, kết cấu và hình thức. Trong khi đó, phong
cách phổ biến nhất thường được viết dưới hình thức là bài hát, âm nhạc cổ điển
được ghi nhận cho sự phát triển của các loại hình âm nhạc rất tinh vi, giống
như những bản concerto, symphony, sonata, và opera. Vì vậy, những người học
chuyên sâu thể loại này không nhiều và phổ biến như với dòng pop, ballad. Còn với
pop, ballad không cần quá nhiều thời gian, người chơi có thể tiếp cận nhanh do
tương đối dễ chơi, dễ học, phù hợp với đa số người nghe. Nên nếu bạn đang phân
vân giữa các thể loại nhạc thì đây là thể loại được xem là phổ biến nhất.
Làm thế nào để xác định vị trí các
nốt nhạc trên đàn guitar
Việc học Guitar ngày nay không còn xa lạ với tất cả
mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên bước đầu khi bạn làm quen với đàn
Guitar thì việc xác định vị trí các nốt nhạc trên đàn guitar là điều rất quan
trọng. Bài viết sau sẽ giúp bạn ghi nhớ vị trí các nốt trên đàn một cách dễ
dàng nhất.
Guitar phân ra thành 2 loại Đàn Classic và Đàn
Acoustic. Mỗi loại này đều có 6 dây. Thứ tự các dây từ nhỏ đến lớn như sau:
Dây số 1 nhỏ nhất là dây Mi cao (ký hiệu là E)
Dây số 2 là dây Si (ký hiệu là B)
Dây số 3 là dây Son (ký hiệu là G)
Dây số 4 là dây Rê (ký hiệu là D)
Dây số 5 là dây La (ký hiệu là A)
Dây số 6 lớn nhất là dây Mi trầm (ký hiệu là E)
Đầu tiên bạn cần biết về nguyên lý cơ bản của Cung
và Nửa cung:
1 Cung = 2 Nửa cung , 1 Nửa cung = 1/2 Cung.g cách giữa tất cả các nốt đều là 1 cung ngoại trừ 2 cặp nốt là Mi-Fa và Si-Do chỉ cách nhau nửa cung, đây là cái mà bạn cần nhớ.
Đối với Guitar thì khoảng cách giữa 2 phím đàn liên
tiếp nhau chính là một nửa cung đấy.
Áp dụng với quy tắc cung và nữa cung ở bên các bạn sẽ
dễ dàng ghi nhớ vị trí nốt trên cần đàn như sau
Nốt E + 1/2 cung = F + 1 cung = G + 1 cung = A + 1
cung =B + 1/2 cung = Đô + 1 cung = E
<=> E + 1 ngăn = F + 2 ngăn = G + 2 ngăn = A +
2 ngăn = B + 1 ngăn = C + 2 ngăn = E
Từ cách trên tất cả các vị trí nốt nhạc trên cần đàn
như sau:
st
BÌNH LUẬN