
Tài liệu tham khảo (tuần 2)
Truy câp trang web http://datdoanhhung.tk/ để lấy thêm tài liệu tham khảo.
NHÀ LƯU NIỆM VÕ THỊ SÁU
Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu ( Di tích lịch
sử lưu niệm – Di tích cấp quốc gia ) nằm ở ngã tư Đất Đỏ thuộc
khu phố Tường Thành, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ. Ngôi nhà vách gỗ, mái ngói
cổ xưa nơi cô đã từng sống thời niên thiếu với gia đình, cùng các kỷ vật, vật dụng
đơn sơ, có cả bàn thờ tổ tiên và bàn thờ cô Sáu đặt ở gian ngoài. Từ năm 1948 đến
1980, căn nhà đã nhiều lần thay đổi người ở. Năm 1980
Ủy ban nhân dân huyện Long Đất chủ trương mua lại căn nhà xây dựng
thành nhà lưu niệm Võ Thị Sáu.
Sau quá trình sử dụng, đến
cuối năm 2014 được sự cho phép của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Di tích lịch
sử nhà lưu niệm Võ Thị Sáu đã được Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ tiến hành trùng
tu, xây dựng với toàn bộ như: mở rộng khuôn viên và trang trí cây xanh hoa kiểng
ngoài nhà lưu niệm, sửa chữa thay thế bổ sung mới hình ảnh tư liệu,… Phòng
trưng bày nhà truyền thống anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu để phục vụ khách tham
quan, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Di tích lịch sử nhà lưu niệm Võ Thị
Sáu được khánh thành nhân dịp 63 năm ngày hi sinh của nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị
Sáu ( 27/12 âm lịch
năm Giáp Ngọ )
Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu
huyện có bốn căn, căn cứ nhất: Phòng tiếp khách trưng bày hiện vật và quà tặng;
căn thứ hai: nơi chị Sáu ở cùng cha mẹ thời thơ ấu nay là căn phòng gia tiên thờ
cha mẹ chị Sáu, căn nhà được trùng tu nguyên hiện trạng ban đầu theo đúng căn
nhà cũ; căn thứ ba: thờ chị Sáu; Căn thứ tư: trưng bày một số kết cấu bằng gỗ của
nhà cũ đã hư hỏng còn lưu giữ để kỷ niệm và giới thiệu với các đoàn khách đến
tham quan.
Hàng năm, tại nhà lưu niệm
Võ Thị Sáu, Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ tổ chức lễ giỗ nhân kỷ niệm ngày hi
sinh nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và đón tiếp các đoàn khách cũng như người
dân địa phương và du khách quốc tế đến tham quan thăm viếng, thắp nén hương để
tỏ lòng thành kính đối với công lao to lớn của chị Sáu đối với quê hương đất nước.
( Di tích lịch sử nhà lưu niệm
Võ Thị Sáu được Bộ Văn hóa Thông tin ký quyết định số 15/QD-BT, ngày 27-1-1986
công nhận di tích nhà lưu niệm ngày 17-3-1995 được bộ văn hóa cấp bằng công nhận
là di tích cấp quốc gia)
KHU CĂN CỨ MINH ĐẠM
Khu căn cứ Minh Đạm ( Di tích lịch sử
cách mạng – Di tích cấp quốc gia ). Dãy Châu viên Châu Long
được trải dài theo địa phần các xã Tam Phước, Phước Hải, Long Hải, Long Mỹ tạo
thành bức tường thành ven biển tương ứng với chiều dài 9 km, rộng gần 4 km và
cao 355,6 m so với mực nước biển,. Nối liền với các địa bàn trong tỉnh bằng nhiều
hệ thống giao thông thuận tiện tạo một địa thế chiến lược về quân sự. Bao phủ
khắp dãy núi là đá hoa cương và thạch anh rắn chắc, những khối đá đã tạo thành
nhiều hang kín đáo và thông với nhau có thể chịu được sự oanh kích tấn công mạnh
mẽ của kẻ thù. Trên núi có Suối ngọt Ngọc Tuyền và hệ thống các khe suối đảm bảo
hậu cần tại chỗ. Đêm ngày 13/7/1933, hội Châu Viên đã bí mật rải truyền đơn và
treo 6 lá cờ đỏ búa liềm ở Bà Rịa, Long Điền và Đất Đỏ. Lá cờ lớn nhất ( gần bằng
hai chiếc đệm ) được treo trên đỉnh núi Hòn Ngang dãy Châu Viên – Châu Long.
Ngày 17/11/1948, bọn tay
sai chỉ điểm dẫn đường cho thực dân Pháp tập kích địa điểm Hội nghị của Đoàn
cán bộ quận ủy Long Điền, hai đồng chí Bùi Công Minh Bí thư Quận ủy và Mạc
Thanh Đạm Phó Bí thư Quận ủy Long Điền đã hi sinh tại chùa Phước Trinh thuộc xã
Tam Phước. Đây là một tổn thất lớn đối với phong trào kháng chiến tỉnh Bà Rịa
nói chung và quận Long Biên nói riêng. Để ghi nhớ tấm gương chiến đấu hi sinh
quên mình và sự gắn bó với căn cứ Long Mỹ từ những ngày đầu kháng chiến của hai
đồng chí Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm, Tỉnh ủy Bà Rịa đã quyết định gọi khu
căn cứ Long Mỹ là căn cứ Minh Đạm, kể từ đó dãy núi Châu viên Châu Long cũng được
mang tên là núi Minh Đạm.
Để ghi nhớ công ơn đồng
bào đồng chí đã hy sinh qua hai cuộc kháng chiến, huyện Đất Đỏ và Long Điền đã
cho khởi công xây dựng đền thờ liệt sĩ tại khu căn cứ Minh Đạm vào năm 2004,
khánh thành vào năm 2007 với diện tích gần 2 hecta, tổng chi phí trên 21 tỷ đồng,
đền thờ 2692 liệt sĩ.Khu căn cứ di tích lịch sử Minh Đạm không chỉ là điểm về
nguồn lý tưởng cho nhiều du khách học sinh mà căn cứ Minh Đạm còn là nơi để tổ
chức ngày giỗ chung cho các anh hùng liệt sĩ vào ngày 27 tháng 7 hàng năm.
Sự giữ gìn và tôn tạo các
di tích văn hóa lịch sử của nhân dân huyện Đất Đỏ giúp cho thế hệ trẻ hôm nay
biết nhiều biết thêm về truyền thống của ông cha và càng trở nên tự hào, yêu
quê hương đất nước mình hơn.
Năm 1993 khu căn cứ Minh Đạm được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận
là di tích lịch sử cách mạng
DI TÍCH LỊCH
SỬ DỐC CÂY CÁM
Di tích lịch sử Dốc Cây Cám thuộc địa phận ấp Núi
Nhọn, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm trên tuyến
đường Quốc lộ 55 (lộ 23 cũ) đi qua, được công nhận là di tích lịch sử
cấp tỉnh năm 2012 (theo Quyết định số 932/QĐ-UBND, ngày 16/5/2012 của
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Theo tư liệu, tháng 3/1947, Chi đội 16 tổ chức trận phục kích
giao thông tại dốc Cây Cám lộ 23, do Chi đội trưởng Huỳnh Văn Đạo trực
tiếp chỉ huy trận đánh. Trận đánh giao thông được chuẩn bị chu đáo, từ việc
chế tạo mìn đánh xe đến việc sử dụng cơ sở ở Đất Đỏ nắm chắc quy luật hành quân
của địch. Đoàn xe quân sự của địch từ Đất Đỏ theo lộ 23 lên Xuyên Mộc,
đến dốc Cây Cám thì mìn nổ, đoàn xe địch bị chặn đứng. Địch sử dụng
hỏa lực phản kích quyết liệt. Chi đội 16 tổ chức làm nhiều mũi chia
cắt đội hình diệt một đại đội lính Âu Phi (140 tên), trong đó có một
tên là Thiếu tá, phá hủy 10 xe quân sự, thu nhiều súng đạn và đồ
dùng quân sự. Đây là trận đánh giao thông đầu tiên của Chi đội 16, một
trận thắng lớn nhất tại Bà Rịa kể từ ngày thực dân Pháp trở lại
xâm lược, đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến trong toàn tỉnh, đặc biệt
là động viên tinh thần nhân dân quận Đất Đỏ. Du kích nhiều xã như:
Phước Tụy, Phước Thọ, Phước Hiệp, Long Hòa đã thoát ly xin đầu quân
vào Chi đội 16.
Ngày 07/5/1954, tin chiến thắng vang dội trên chiến trường Điện
Biên Phủ làm nao nức lòng quân, dân Long Đất. Điện Biên Phủ đã làm sụp đổ ý chí
xâm lược của thực dân Pháp, bọn ngụy quân, ngụy quyền tan rã. Hiệp định Genève
(20/7/1954) đã kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các lực lượng
vũ trang và công an, dân-chính-Đảng của tỉnh có danh sách đi tập kết được phiên
chế thành Trung đoàn Bà-Chợ, vừa làm nhiệm vụ chuẩn bị, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ
địa bàn cho các lực lượng của tỉnh và của Khu về khu vực tập kết.
Lúc này địa bàn Hàm Tân – Xuyên Mộc (khi đó thuộc huyện Long
Đất) được chọn làm khu vực tập kết, Ban quân sự hai bên (Quân đội nhân dân Việt
Nam và Pháp) đặt trụ sở tại Đất Đỏ để làm công tác tập kết chuyển quân. Đồng
chí Lê Duẩn trong cương vị Trưởng Ban liên hiệp đình chiến Nam Bộ đã đến tận Bà
Tô để chỉ thị công việc trước mắt cho Tổ liên hiệp đình chiến ở Xuyên Mộc.
Thực hiện tinh thần hiệp định, ngày 22/9/1954, lực lượng vũ
trang 3 tỉnh miền Đông là Bà Rịa – Chợ Lớn, Gia Định – Ninh, Thủ Biên hành quân
về khu Xuyên Mộc – Hàm Tân để chuẩn bị tập kết. Một tháng sau, lực lượng vũ
trang tập trung về Dốc Cây Cám, lên xe quân sự của Pháp đưa đến bến Gò Dầu để
sang Vũng Tàu chuyển qua tàu lớn ra miền Bắc. Chính tại nơi đây-Dốc Cây Cám, cửa ngõ của khu tập kết, đã diễn ra cuộc
chia tay lưu luyến đầy xúc động của hàng vạn đồng bào huyện Đất Đỏ và các tỉnh
miền Đông đến tiễn đưa lực lượng tập kết, hẹn ngày trở về thống nhất đất nước.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Đảng bộ và nhân dân
huyện Đất Đỏ bước sang trang sử mới của thời kỳ xây dựng, phát triển
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình xây
dựng và bảo vệ quê hương, Đảng bộ và nhân dân huyện Đất Đỏ luôn chú
trọng, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử
cách mạng, trong đó có di tích lịch sử Dốc Cây Cám – địa điểm tập
kết lực lượng vũ trang các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
22/12, ngày 17/12/2009, huyện Đất Đỏ long trọng tổ chức lễ cắt băng khánh thành
khu di tích lịch sử Dốc Cây Cám, với tổng kinh phí đầu tư 1,561 tỷ đồng, với
diện tích 1.036m2. Khánh thành khu di tích lịch sử Dốc Cây Cám là một việc làm
rất có ý nghĩa, có tác dụng lớn trong giáo dục truyền thống cách mạng, truyền
thống yêu nước, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc, cổ vũ các
tầng lớp nhân dân tích cực trong sự nghiệp đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và phát triển huyện Đất Đỏ. Việc phục chế di tích Dốc Cây Cám là một minh
chứng cụ thể, là nguồn sử liệu sống, là địa chỉ đỏ để giáo dục tinh
thần yêu nước, yêu quê hương cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, mãi
mãi trân trọng giữ gìn, noi theo và tiếp tục phát huy truyền thống đó.